6 kiểu lừa đảo việc làm phổ biến nhất hiện nay (Phần 1)

6 kiểu lừa đảo việc làm phổ biến nhất hiện nay (Phần 1)

Lừa đảo việc làm hiện nay là vấn nạn không còn quá xa lạ nữa, tuy nhiên vẫn có rất nhiều người rơi vào cái bẫy chết người này. Trong đó thì có 6 kiểu lừa đảo việc làm phổ biến nhất hiện nay, chúng xuất hiện tràn lan trên các trang mạng xã hội, thậm chí là tin nhắn đến điện thoại,… để tiếp cận đến nhiều đối tượng hơn, bắt được nhiều “con mồi” hơn.

Để thực hiện hành vi phạm tội, chúng đánh vào tâm lý muốn thay đổi công việc, môi trường làm việc của người lao động, hoặc có nhiều người muốn làm việc tại nhà, kiếm thêm thu nhập…, thì đây chính là cơ hội cho những kẻ lừa đảo ra tay.

Hơn nữa, họ còn nhắm đến các bà mẹ bỉm sữa, những người nhẹ dạ cả tin, sinh viên muốn làm thêm,… nên liên tục chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Google với những nội dung: “Shopee, Lazada, Tiki, Sendo tuyển cộng tác viên bán hàng”,”tuyển nhân viên check tin nhắn”, “nhận đánh giá tốt trên các sàn thương mại điện tử cho các shop kinh doanh online”, “cày view Tiktok”,…

Những tin tuyển dụng lừa đảo này có mức lương vô cùng hấp dẫn, yêu cầu tuyển dụng cũng rất đơn giản, chỉ cần có điện thoại thông minh hoặc máy tính cá nhân, tài khoản ngân hàng, nhiều thời gian rảnh,… Chính vì vậy mà có rất nhiều người dễ dàng rơi vào mánh khóe lừa đảo này.

Có thể bạn quan tâm: Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo môi giới việc làm lao động phổ thông

Để người lao động không phát hiện ra mục đích và mánh khóe, chúng thường xuyên thay đổi mô hình, cách thức lừa đảo. Dưới đây là 6 hình thức mà những kẻ lừa đảo việc làm thường dùng nhất:

1. Đa cấp

Kinh doanh đa cấp đã được pháp luật Việt Nam thừa nhận là hợp pháp, đây là ngành nghề kinh doanh chỉ được hoạt động khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của Chính phủ.

Tuy nhiên, một số người đã lợi dụng mô hình này với mục đích vụ lợi, họ tìm cách dụ dỗ lừa đảo tiền của người khác rồi tìm cách bỏ trốn khi họ cảm thấy không thể tiếp tục lừa đảo bằng mánh khóe đó nữa, có thể họ sẽ tìm cách thay đổi phương thức lừa đảo khác, chuyển đến vị trí khác.

Cho đến nay, tình trạng kinh doanh theo phương thức đa cấp tại Việt Nam đã biến tướng phức tạp. Một số tổ chức đa cấp giả mạo trang bị nhiều mánh khóe tinh vi, chủ yếu đánh vào lòng tham và sự thiếu hiểu biết của nhiều người để lôi kéo họ tham gia tổ chức đa cấp phi pháp.

Mua hàng của công ty để trở thành hội viên, lấy tiền của người vào sau trả hoa hồng cho người vào trước,… Đây có lẽ là những mánh lới không còn mới mẻ gì nữa, những lại có rất nhiều người mang tư tưởng ham làm giàu bị cuốn hút. Những người tham gia bán hàng luôn bị dẫn dụ đóng thêm tiền, đồng thời lôi kéo thêm nhiều người khác tham gia nếu không người tham gia sẽ không được rút lại số tiền đã bỏ ra.

6 kiểu lừa đảo việc làm phổ biến nhất hiện nay (Phần 1)
6 kiểu lừa đảo việc làm phổ biến nhất hiện nay (Phần 1)

Đặc điểm chung của hình thức đa cấp là lôi kéo thật nhiều người vào đường dây của mình, nếu số lượng thành viên càng nhiều thì số tiền được trích hoa hồng càng cao. Bởi vì khi tham gia vào thì chúng bắt thành viên mới đóng một khoản tiền, hoặc chúng sẽ bắt các thành viên mới bán thật nhiều sản phẩm, sau đó sẽ trích một phần lợi nhuận để trả hoa hồng.

Chất lượng sản phẩm và giá trị thật sự của nó có đúng như những gì mà công ty ma quảng cáo? Có một sự thật là tất cả những sản phẩm của những công ty này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ và giá trị sản phẩm thấp hơn 5 lần hoặc hơn so với giá mà chúng bán ra. Chính vì vậy mà mức hoa hồng chúng đưa ra hấp dẫn và dụ dỗ được nhiều người ham làm giàu.

Bên cạnh đó, nhờ vào những lời lẽ hoa mỹ, triết lý đầy thuyết phục mà chúng dễ dàng dẫn dụ nhiều người nhẹ dạ. Để tránh rơi vào những lời đường mật này, bạn nên tìm hiểu thông tin về công ty một cách cẩn thận, hãy giữ cho mình một tâm lý vững vàng nếu chúng tiếp cận bạn.

2. Lừa đảo xuất khẩu lao động

Trong suốt những năm gần đây, số lượng nạn nhân của các tổ chức lừa đảo môi giới xuất khẩu lao động ngày càng tăng cao. Những năm gần đây, các nước như Hàn, Nhật đã mở rộng chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài sang làm việc, nhiều kẻ lừa đảo đã lợi dụng điểm này để mưu tính trục lợi, bằng những lời hứa hẹn, vẽ ra tương lai tươi sáng khi làm việc ở nước ngoài, rất nhiều người từ hưu trí đến những người thiếu hiểu biết cũng rơi vào cạm bẫy của chúng.

Các công ty lừa đảo này thường sẽ tư vấn bạn đóng phí các khóa học đào tạo ngoại ngữ, các khoản chi phí làm giấy tờ khác kèm theo cam kết bao đậu Visa, nếu không đậu sẽ hoàn trả tiền. Tuy nhiên, những công ty ảo này sau khi lấy được tiền một thời gian sau sẽ lặn mất không thấy tăm hơi, thậm chí để lại cho nhiều người khoản nợ vài trăm triệu đồng đã bỏ vào đó.

Trong nhiều năm qua, xuất khẩu lao động luôn là lựa chọn ưu tiên của nhiều người, đặc biệt là giới lao động trẻ. Đây là hướng đi góp phần giải quyết tốt các vấn đề về việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Tuy nhiên, trong số đó vẫn có nhiều trường hợp chọn đi xuất khẩu lao động không qua các kênh chính thức mà là các trung tâm môi giới nên đã bị lừa.

Họ đã lợi dụng nhu cầu của người lao động để câu dẫn và thu tiền trái pháp luật. Trong khi đó, nhiều người ôm mộng đi nước ngoài làm việc nhưng lại không đến các công ty, trung tâm được cấp phép, vì vậy mà việc này dẫn đến nhiều rủi ro khó lường.

Người lao động khi có nhu cầu đi nước ngoài làm việc và học tập thì cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật, tìm đến các công ty tư vấn có uy tín để tránh tình trạng bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

3. Việc nhẹ lương cao

Hiện nay trên các trang mạng xã hội Facebook, Zalo,… nhan nhản những tin tuyển dụng được  bá rầm rộ với nội dung cuốn hút người xem. Trong số đó ta thường dễ bắt gặp nhất chính là “Tuyển ctv online đánh giá sản phẩm”, “Tuyển nhân viên xem video cày view cho YouTube ngày 200-1tr/ngày tuỳ vào độ chăm chỉ”,… đánh mạnh vào tâm lý những người sử dụng mạng xã hội và có dư giả thời gian rảnh, muốn kiếm thêm thu nhập với một công việc thoải mái, nhẹ nhàng.

6 kiểu lừa đảo việc làm phổ biến nhất hiện nay (Phần 1)
6 kiểu lừa đảo việc làm phổ biến nhất hiện nay (Phần 1)

Nhưng trước khi bắt đầu công việc, họ sẽ yêu cầu ứng viên nộp tiền cọc trước khi chính thức nhận việc, bắt đóng tiền mở tài khoản ngân hàng nhận lương,…Nhưng sau khi đã hoàn thành công việc thì lại không thể liên lạc được với các nhà tuyển dụng ma này nữa.

Hãy nên nhớ rằng không hề có công việc nào gọi là “việc nhẹ lương cao”, mỗi công việc đều phải đánh đổi bằng công sức. Chính vì vẫn còn quá nhiều người ôm tư tưởng muốn kiếm tiền dễ mà nhiều nên các tổ chức lừa đảo này mới có cơ hội tồn tại.

>> Tiếp theo: 6 kiểu lừa đảo việc làm phổ biến nhất hiện nay (Phần 2)

Xem thêm các dịch vụ khác: Cung ứng lao động, Thầu khoán sản phẩm,…

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *