MAIL:

nhanluctanvang@gmail.com

HOTLINE:

070 8888 979

Công tâm – Công bằng: Giá trị then chốt giúp tập thể vững mạnh

Công tâm – Công bằng: Giá trị then chốt giúp tập thể vững mạnh

(Công tâm – công bằng là một văn hóa doanh nghiệp tốt – Điều này thể hiện bằng sự hài lòng của toàn thể nhân sự)

Công tâm – công bằng là hai định nghĩa thường đi đôi với nhau, giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp một cách vững mạnh – nhân sự đồng lòng. Là 1 vị lãnh đạo, đôi lúc nhìn một việc chỉ qua một khía cạnh thì khó có thể công tâm, tuy nhiên duy trì được sự công tâm trong việc khen thưởng hay giao nhiệm vụ là một việc rất đáng để duy trì. Đây được xem là chìa khóa vàng giúp toàn thể nhân viên đoàn kết.

Là một lãnh đạo – Bạn có thật sự công tâm không? Công bằng – Công tâm đối với nhà lãnh đạo là một điều không dễ thực hiện được. Vì thế đây được xem là thử thách lớn dành cho nhà quản trị.

1. Công tâm: Khen thưởng – Truyền thông nội bộ có công bằng không?

Nhân viên của bạn muốn gặt hái thành công trong công việc và thăng tiến trong sự nghiệp. Tổ chức của bạn đã cung cấp cho họ đủ thông tin để thực hiện điều đó hay chưa?

Một số công ty đang cố gắng thực hiện các bước đổi mới để cải thiện tính minh bạch. Ví dụ, P&G đã đưa tất cả các câu hỏi phỏng vấn của mình lên mạng để tất cả ứng viên có thể tiếp cận được. Gitlab cho phép nhân viên có thể ủng hộ và phản đối các chính sách cụ thể qua hệ thống phản hồi nội bộ.

Bên cạnh đó, công ty của bạn còn cần cung cấp cả hướng dẫn và công cụ phù hợp để nhân viên tiếp cận và hiểu được các thông tin đó.

2. Hỗ trợ: Có đáng làm đối với đội ngũ nhân sự không?

Đại dịch vừa qua là một dịp để làm rõ sự không công bằng tại các tổ chức doanh nghiệp. Một cuộc khảo sát năm 2020 cho thấy 64% các tổ chức đã bổ sung các chương trình phúc lợi để ứng phó với đại dịch. Nhưng bất chấp những khoản đầu tư này, vào năm 2021, chỉ 32% nhân viên cho biết họ cảm thấy được hỗ trợ trong công việc. Và điều đó phụ thuộc vào từng phân khúc nhân sự.

“Tại sao họ nhận được quyền lợi còn tôi thì không?” – nhân viên của bạn xứng đáng nhận được câu trả lời minh bạch. Doanh nghiệp cần làm rõ để giúp nhân viên hiểu được phúc lợi đó cần thiết như thế nào cho đồng nghiệp của họ và tổ chức.

Đơn giản là nó nêu rõ ra ba vấn đề chính:

  • Lý do: Tại sao bạn tạo ra phúc lợi cho một nhóm nhất định và nó sẽ giúp tổ chức hoạt động hiệu quả hơn như thế nào?
  • Lợi ích cho tập thể: Dù lợi ích đó chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho một bộ phận người lao động, nhưng có lợi ích gián tiếp ra sao cho cả tập thể?
  • Công nhận sự so sánh: Công nhận rằng tất cả nhân viên đang gặp khó khăn theo nhiều cách và mỗi người sẽ có các nhu cầu riêng cần đáp ứng mà công ty không thể đảm bảo đồng bộ đồng thời.

Nhưng rõ ràng là mỗi chế độ mới, phúc lợi mới nên được dành cho tất cả các nhân viên một cách công bằng. Ví dụ: trong một nhóm có nhiều người đã có gia đình con cái nên luôn có lý do về sớm để đón con, và “nhờ” nhân viên độc thân ở lại giải quyết các đầu việc tồn đọng vì họ “không vướng bận”. Điều đó sẽ là bất công với nhân sự độc thân, vì họ cũng có quyền sử dụng thời gian rảnh như tất cả. Hậu quả là họ sẽ đi tìm chỗ làm mới đảm bảo được yếu tố thời gian công bằng hơn.

Vậy thì liệu nhân viên làm việc từ xa có bị đánh giá là bất công hơn nhân viên làm việc tại văn phòng công ty? Hãy đảm bảo rằng những quyền lợi mà người lao động làm việc tại chỗ thì nhân viên từ x cũng được nhận, nếu những quyền lợi đó chỉ dành cho ai làm việc tại văn phòng, thì hãy chắc chắn rằng người làm việc từ xa sẽ nhận được những quyền lợi tương ứng khác.

3. Công tâm: Mỗi vị trí trong doanh nghiệp đều nên nhận được sự công bằng 

Thường thì các tổ chức doanh nghiệp sẽ có 2 cách để tiến hành tuyển dụng nội bộ:

  • Các quản lý sẽ giao những nhiệm vụ mới, các dự án đặc biệt cho những nhân sự cốt lõi để tìm ra người phù hợp
  • Nhân viên được khuyến khích để nâng cao năng lực, chứng chỉ và phát triển mạng lưới nghề nghiệp của họ.

Cách tuyển dụng thứ nhất không phải lúc nào nhà quản lý cũng có thể thực hiện được. Còn cách thứ 2 thì lại đặt quá nhiều gánh nặng lên nhân viên thậm chí nếu một số người có vị trí không chuyên sẽ càng khó tiếp cận cơ hội.

Để đảm bảo duy trì sự công bằng, nhà lãnh đạo cần làm rõ 4 bước:

– Trao cho nhân viên quyền kỳ vọng: theo đuổi các vị trí và cơ hội mới cao hơn trong tổ chức là một phần quan trọng trong quá trình phát triển nghề nghiệp của nhân viên

– Truyền đạt kỳ vọng cho các cấp quản lý: cần tạo ra các phân công công bằng cho toàn bộ lực lượng lao động thay vì chỉ dành cho những người quen thân nhất

– Xây dựng sự minh bạch: làm rõ vai trò nào cần những kỹ năng, năng lực và tư duy nào để nhân viên có thể chủ động đề cử, ứng cử

– Giám sát: để đảm bảo không có sự thiên vị hoặc không công bằng xảy ra trong nội bộ doanh nghiệp.

4. Công tâm: Quản lý của công ty xem ý kiến nhân viên như thế nào?

Sự gia tăng của công việc từ xa đã vô tình tạo khoảng cách giữa nhân viên và các cấp quản lý, khiến việc đánh giá đóng góp của nhân viên trở nên khó khăn hơn.

64% trong số gần 3.000 nhà quản lý được khảo sát vào năm 2021 nhận định rằng những người làm việc tại văn phòng có hiệu suất cao hơn những người làm việc từ xa và 72% nói rằng những người có mặt tại văn phòng có nhiều khả năng được thăng chức hơn. Trong khi dữ liệu thực tế cho thấy những người làm việc từ xa hoặc làm việc linh hoạt làm việc tốt, nếu không muốn nói là tốt hơn.

Như vậy, sự thiên vị này không chỉ không công bằng đối với những nhân viên làm việc từ xa mà còn làm nghiêm trọng thêm sự bất bình đẳng vốn đã có sẵn. Ví dụ, phụ nữ thường thích làm việc từ xa để có thêm thời gian cho gia đình, trong khi nam giới lại mong muốn làm toàn thời gian tại văn phòng.

Vì vậy, để đảm bảo việc chi trả lương cũng như việc thăng chức cho nhân viên được công bằng, nhà quản lý cần đảm bảo được việc đánh giá hiệu suất với cả người làm việc từ xa và người làm tại văn phòng là như nhau. Hơn nữa, nhân viên cũng phải nắm bắt được quá trình đánh giá này sẽ diễn ra như thế nào, dựa trên những dữ liệu nào.

Xây dựng một môi trường làm việc công bằng – công tâm không chỉ là một văn hóa doanh nghiệp, một đạo đức kinh doanh, đó còn là cái lợi lâu dài đối với doanh nghiệp. Không phải ngẫu nhiên mà ở những thành phố có cơ sở vật chất thuận lợi cho người khuyết tật thì chất lượng sống của toàn bộ cư dân cũng được nâng lên, bởi ai cũng có thể trở thành người yếu thế và cần đến những sự hỗ trợ bất kỳ lúc nào. Một môi trường mà mạnh ai nấy sống thì sớm muộn cũng đánh mất những nhân viên mẫn cán.

Sau khi đọc xong bài viết này, Tấn Vàng hy vọng rằng các nhà quản lý, nhà lãnh đạo doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều sẽ nỗ lực duy trì sự công bằng –  công tâm trong môi trường làm việc, bởi vì nó chính là yếu tố then chốt giúp nội bộ doanh nghiệp ngày càng vững mạnh cũng như là việc giữ chân được những nhân viên cốt cán.

Có thể bạn quan tâm: Phản ứng: Sếp ơi em xin nghỉ việc

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Nhận Báo Giá Ngay

0708888979
Facebook Chat Zalo Maps