MAIL:

nhanluctanvang@gmail.com

HOTLINE:

070 8888 979

Nhà lãnh đạo nên thể hiện sự quan tâm đến nhân viên như thế nào?

Nhà lãnh đạo nên thể hiện sự quan tâm đến nhân viên như thế nào?

Với vai trò là một nhà lãnh đạo thì bạn nên thể hiện sự quan tâm đến nhân viên như thế nào? Rõ ràng là chỉ có hai yếu tố giữ chân được người lao động: Mức lương và môi trường làm việc, nếu thỏa mãn được một trong hai yếu tố trên cũng đã đủ để nhà lãnh đạo tránh khỏi vấn đề thiếu nhân lực. Tuy rằng nói như vậy nhưng cả hai yếu tố trên đều không dễ dàng thực hiện được.

Nếu một nhân viên làm việc mà họ cảm thấy người lãnh đạo tổ chức không xem trọng và đánh giá cao giá trị của họ thì họ sẽ không bao giờ tình nguyện cống hiến 100% sức lực cho công việc. Khi một nhà lãnh đạo quan tâm đến nhân viên của mình sẽ khiến họ cảm thấy hạnh phúc vì được quan tâm và cố gắng hết mình cho công việc hơn, từ đó hiệu suất làm việc và đương nhiên lợi nhuận cũng tăng lên trông thấy.

Dưới đây chính là 5 cách để những nhà lãnh đạo thể hiện sự quan tâm đến nhân viên của mình mà Tấn Vàng muốn chia sẻ đến bạn đọc, mong rằng thông qua bài viết này các nhà lãnh đạo hiện tại và trong tương lai sẽ biết cách để giữ chân nhân viên của mình.

1. Dành cho họ nhiều thứ hơn

Hãy cân nhắc về việc tăng lương nếu nhân viên của bạn xứng đáng với một mức cao hơn, hoặc là tăng các khoản phúc lợi mà họ đáng được nhận. Đôi khi bạn cũng có thể tìm hiểu đôi chút về cuộc sống cá nhân của nhân viên, để biết được rằng liệu họ có đang bất ổn về tài chính hay không, nó cũng là một trong những lý do ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc của nhân viên.

Nếu doanh nghiệp có đầy đủ yếu tố ngân sách, hãy tổ chức khen thưởng theo tháng những nhân viên làm việc xuất sắc bằng các bằng các phiếu mua hàng, vé xem phim, coupon nhà hàng hoặc khoản tiền thưởng dịp lễ Tết, cuối năm.

Nhà lãnh đạo cũng nên bảy tỏ sự quan tâm đến những nhân viên mới, hãy thúc đẩy cả người mới lẫn người cũ tạo ra một môi trường làm việc đoàn kết và năng động. Hãy để nhân viên cảm nhận rằng họ đang nhận được những sự quan tâm thiết thực nhất.

 

2. Chu đáo từ những chi tiết nhỏ nhất

Một nhà lãnh đạo chu đáo, biết quan tâm là người luôn biết quan sát nhân viên của mình, hãy để ý xem những nhu cầu cơ bản của họ có đang được thỏa mãn hay không. Đôi khi chỉ những việc làm nhỏ nhặt như chuẩn bị băng vệ sinh trong WC nữ, chuẩn bị cà phê pha sẵn, thức ăn nhẹ,… cũng đủ làm nhân viên cảm thấy đây hoàn toàn là một môi trường làm việc tuyệt vời.

Người ta sẽ chỉ nỗ lực hơn những gì mình có thể làm được tại nơi mà người ta cảm thấy nó thực sự hoàn hảo để họ phát triển, những chi tiết nhỏ nhưng gộp lại thành những điều cao cả, đây chính là một cách để giữ chân nhân viên của mình. Hãy khiến họ cảm thấy rằng được là một phần của tổ chức là một điều hạnh phúc và họ sẽ không bao giờ muốn rời đi.

3. Là niềm tin vững chắc cho nhân viên

Khi một vấn đề xảy ra, đừng vội phán xét hay thiên vị nếu đó là khách hàng, hãy bình tĩnh hỏi rõ sự tình và tìm bằng chứng, sau đó đưa ra phương án dàn xếp êm đẹp. Hãy để tất cả nhân viên thấy rằng bạn không phải một nhà lãnh đạo bồng bột, hời hợt mà bạn vẫn luôn tôn trọng, bảo vệ và quan tâm đến bất kỳ ai trong tổ chức.

Khi vạch ra những mục tiêu chung và riên nhân viên, hãy đặt lợi ích của họ lên trước và suy nghĩ thật kỹ về những gì có lợi và hại cho họ và tổ chức hay không. Đừng để cấp dưới cảm thấy quá sức khi nhà lãnh giao phó một nhiệm vụ vượt quá khả năng của họ, hoặc giao việc quá nhiều, điều này rất dễ dẫn đến việc gia tăng áp lực va gánh nặng của họ, thậm chí tệ nhất là họ sẽ nghỉ việc, đó là điều mà không nhà lãnh đạo nào mong muốn.

4. Trao quyền để nhân viên làm chủ công việc

Hãy bỏ qua cái tôi làm sếp, đừng cố gắng chứng minh sự khác biệt giữa sếp – nhân viên và đừng bao giờ thể hiện rằng bạn giỏi hơn nhân viên của mình. Hãy luôn trong tâm lý là một người cha người mẹ mong muốn con mình phát triển theo hướng tốt nhất và đừng kiểm soát quá chặt chẽ bọn chúng.

Là một nhà lãnh đạo thì nên để cho cấp dưới tự chủ và tự do trong công việc. Bạn chỉ cần thúc đẩy họ chủ động tìm kiếm những sáng kiến mới và hoàn thành dự án theo cách riêng của họ. Hãy chỉ nhìn vào kết quả cuối cùng mà bỏ qua các giai đoạn thực hiện, hãy tạo ra những cơ hội để họ có thể tự bước đi trên chính đôi chân của mình.

5. Nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn người mới

Hãy đảm bảo rằng những người mới vào làm việc sẽ được đón tiếp thật nhiệt tình và nồng hậu. Phân công một nhân viên cũ chỉ dẫn tận tình cho người mới vào, dẫn họ đi ăn trưa và giới thiệu họ với các phòng ban khác để mọi người có thể tìm hiểu lẫn nhau, thuận tiện cho việc hợp tác và gắn kết cùng phát triển sau này. Nhưng điều đó không có nghĩa là nhà lãnh đạo sẽ chỉ quan tâm đến người mới, một câu “Chào buổi sáng” cũng đủ làm cho nhân viên cảm thấy ấm lòng, đừng để giữa cấp trên và cấp dưới có những khoảng cách quá xa.

Nhà lãnh đạo nên để cho mọi cấp dưới thấy rằng sếp không chỉ là một cấp trên mà còn là người đồng hành với họ. Bạn hoàn toàn có thể trò chuyện với họ không chỉ về công việc mà cả những vấn đề riêng tư, nhưng “đừng tò mò”, đừng can thiệp quá sâu vào đời tư của họ, tập lắng nghe nhiều hơn để biết những mục tiêu và mong muốn của họ.

Xem thêm: Chăm sóc sự ổn định tài chính của nhân viên

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Nhận Báo Giá Ngay

0708888979
Facebook Chat Zalo Maps