MAIL:

nhanluctanvang@gmail.com

HOTLINE:

070 8888 979

Thanh toán quốc tế bằng phương thức thanh toán L/C

Thanh toán quốc tế bằng phương thức thanh toán L/C

Tại các công ty xuất nhập khẩu hay những công ty sản xuất hàng hóa có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, phương thức thanh toán L/C là một trong những phương thức được sử dụng phổ biến nhất. Thanh toán L/C giúp giao dịch giữa người bán và người mua trở nên an toàn hơn. Vì để phát hành L/C thì tổ chức đó đều phải là những tổ chức tài chính hoặc trung gian tài chính, thường những tổ chức đó đều là những ngân hàng có năng lực tài chính, uy tín.

Để hiểu rõ hơn về hình thức thanh toán L/C, hãy cùng Tấn Vàng tìm hiểu thanh toán quốc tế bằng phương thức thanh toán L/C là gì? Quy trình, những ưu điểm và hạn chế của phương thức thanh toán L/C nhé!

Thanh toán quốc tế bằng phương thức thanh toán L/C
Thanh toán quốc tế bằng phương thức thanh toán L/C

Phương thức thanh toán L/C là gì?

Phương thức thanh toán L/C là viết tắt của từ tiếng Anh Letter of Credit hay Documentary Letter of Credit, có nghĩa là thư tín dụng. Thư tín dụng (L/C) là phương thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay mà theo đó ngân hàng đại diện của người mua sẽ thay mặt cam kết với người bán/cung cấp hàng hóa sẽ trả một số tiền nhất định trong thời gian đã quy định, nếu người bán/cung cấp hàng hóa xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với quy định trong L/C đã được ngân hàng mở theo yêu cầu của người mua.

Bên người bán cũng có ngân hàng đại diện và bên người bán sẽ chuyển bộ chứng từ hợp lệ này cho ngân hàng đại diện của mình đến quốc gia xuất khẩu. Như vậy, cả bên bán, bên mua và ngân hàng là những bên tham gia vào quá trình thanh toán L/C.

Các bên tham gia vào quá trình thanh toán L/C

  • Người yêu cầu mở L/C (Applicant): Người nhập khẩu hay còn gọi là người mua (Buyer/ Importer).
  • Người thụ hưởng L/C (Beneficiary): Người xuất khẩu hay còn gọi là người bán (Seller/ Exporter).
  • Ngân hàng mở L/C (Issuing bank): Ngân hàng đại diện cho bên mua có thể cấp tín dụng cho bên bán.
  • Ngân hàng thông báo L/C (Advising bank): Ngân hàng đại lý của ngân hàng mở L/C hoặc ngân hàng bên người bán.
  • Ngân hàng xác nhận (Confirming bank), ngân hàng chiết khấu (Negotiating bank) hay ngân hàng trả tiền (Reimbursing bank): Những ngân hàng này phụ thuộc vào yêu cầu của người mua trong đơn yêu cầu mở L/C và ủy nhiệm của ngân hàng mở L/C mà có thể có hoặc không.

Quy trình thanh toán L/C

Quy trình trong thanh toán L/C
Quy trình trong thanh toán L/C

Khi người bán và người mua đều ký kết hợp đồng thương mại thì phải chấp nhận thanh toán bằng phương thức thanh toán L/C. Trong hợp đồng phải ghi rõ yêu cầu trong L/C, phải quy định thống nhất từng dấu chấm và dấu phẩy.

Trong quy trình thanh toán L/C có 9 bước sau:

Bước 1: Dựa vào hợp đồng đã ký kết với người bán, người mua làm đơn yêu cầu mở L/C gửi đến ngân hàng đại diện của mình. Trong hồ sơ gồm:

  • Đơn yêu cầu mở L/C
  • Quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phép đăng kí kinh doanh, giấy đăng ký mã số xuất nhập khẩu nếu có (đối với lần giao dịch đầu tiên)
  • Hợp đồng ngoại thương
  • Giấy phép nhập khẩu
  • Cam kết thanh toán (đối với trường hợp trả chậm)
  • Phải có bản giải trình do phòng tín dụng của chi nhánh lập và được giám đốc của chi nhánh phê duyệt. Trong trường hợp người mua ký quỹ L/C dưới 100% trị giá L/C.

Bước 2: Ngân hàng phát hành sẽ xem xét, gửi L/C cho ngân hàng thông báo nếu chấp thuận đơn yêu cầu mở L/C của người mua. Để ngân hàng thông báo kiểm tra tính chân thật của L/C, ngân hàng thông báo phải có quan hệ đại lý với ngân hàng phát hành.

Bước 3: Ngân hàng thông báo sẽ đánh giá và chuyển L/C gốc cho người bán, người bán kiểm tra khả năng đáp ứng L/C và có thể đề nghị chỉnh sửa.

Bước 4: Người thụ hưởng (người bán) sẽ tiến hành kiểm tra thư tín dụng (L/C), nếu không có gì sai xót sẽ giao đúng hàng cho người mua.

Bước 5: Người bán phải chuẩn bị bộ chứng từ hợp lệ chuyển cho ngân hàng thông báo và kèm theo bộ chứng từ thông báo đòi tiền sau khi đã giao hàng. Giao bộ chứng từ và yêu cầu bên mua thanh toán.

Bước 6: Ngân hàng thông báo có trách nhiệm kiểm tra độ hợp lệ của bộ chứng từ sau khi đã nhận được bộ chứng từ. Đối với thanh toán L/C, bộ chứng từ phải tuân thủ theo UCP và ISBP. Nếu bộ chứng từ hợp lệ thfi gửi đến ngân hàng phát hành.

Bước 7: Sau khi đã nhận được bộ chứng từ, ngân hàng phát hành sẽ kiểm tra lại toàn bộ chứng từ. Phải thông báo kết quả kiểm tra cho ngân hàng thông báo sau khi quá trình kiểm tra kết thúc.

Bước 8: Bộ chứng từ sẽ do ngân hàng phát hành giữ. Nếu bộ chứng từ này sai thì ngân hàng thông báo có trách nhiệm yêu cầu chỉnh sửa, nếu bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người thụ hưởng (người bán) và thanh toán

Bước 9: Ngân hàng mở L/C sẽ tiến hành phát hành thanh toán đến người mua khi ngân hàng thông báo đã thanh toán cho người bán.

Các loại thư tín dụng chứng từ

Thường có 4 loại thư tín dụng chứng từ (L/C) phổ biến là:

Revocable L/C (Thư tín dụng có thể hủy ngang): Là loại thư tín dụng có thể bổ sung sửa chữa hoặc hủy bỏ một cách đơn phương khi mà loại L/C này đã được mở.

Irrevocable L/C (Thư tín dụng không thể hủy ngang): Là loại thư tín dụng mà việc sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ chỉ được tiến hành theo thỏa thuận của tất cả các bên liên quan và chỉ được ngân hàng thực hiện. Đây là loại thư tín dụng được dùng phổ biến nhất

Confirmed irrevocable L/C (Thư tín dụng không thể hủy bỏ có xác nhận): Là loại thư tín dụng được đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C bởi một ngân hàng khác. Loại thư tín dụng này không thể hủy bỏ.

Transferable L/C (Thư tín dụng chuyển nhượng): Là loại thư tín dụng quy định quyền của ngân hàng trả tiền được trả hoàn toàn hay một phần của L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên. Đây là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ.

Ưu điểm của thanh toán L/C

Đối với người bán:

  • Việc thanh toán theo đúng với quy định trong L/C sẽ do ngân hàng thực hiện dù cho người mua có trả tiền hay không.
  • Hạn chế tối đa việc chậm trễ trong việc chuyển chứng từ.
  • Việc thanh toán sẽ được tiến hành ngay hoặc vào một ngày được định khi chứng từ được gửi đến ngân hàng phát hành (Đối với L/C trả chậm).
  • Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu L/C để chuẩn bị thực hiện hợp đồng.

Đối với người mua:

  • Chỉ thanh toán khi người mua thật sự nhận được hàng hóa đã yêu cầu.
  • Người bán phải làm theo đúng với quy định được ghi trong L/C để được thanh toán nên người mua có thể yên tâm về việc hàng hóa sẽ về tay.

Đối với ngân hàng:

  • Có thêm các phí dịch vụ như phí mở L/C, phí chuyển tiền, phí thanh toán hộ,…)
  • Mối quan hệ thương mại quốc tế được mở rộng.

Hạn chế của thanh toán L/C

Đối với người bán:

Ngân hàng sẽ từ chối thanh toán tiền hàng cho người bán khi không xuất trình bộ chứng từ phù hợp theo quy định thư tín dụng hoặc xuất trình muộn hơn so với thời gian hiệu lực. Vì bên người bán không hiểu rõ về phương thức này.

Đối với người mua:

Ngân hàng phát hàng sẽ không chịu trách nhiệm kiểm tra về những chi tiết như hình thức, nội dung, hiệu lực pháp lí,…mà chỉ kiểm tra bề ngoài bộ chứng từ có phù hợp với điều khoản của L/C. Nếu hợp lệ sẽ tiến hành thanh toán cho người bán mà không quan tâm đến chất lượng hay số lượng hàng hóa có đúng không.

Trong thanh toán L/C, rủi ro là điều có thể xảy ra với tất cả bên liên quan gồm: bên bán, bên mua, bên ngân hàng và có thể xảy ra khi quyền lợi của một hay các bên tham gia bị vi phạm.

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về phương thức thanh toán L/C là gì? Quy trình lập L/C, các ưu điểm và hạn chế của phương thức thanh toán L/C. Tấn Vàng hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức về phương thức thanh toán L/C để có thể ứng dụng vào công việc.

Xem thêm các bài viết: Phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện (T/T – Telegraphic Transfer), Phương thức thanh toán ghi sổ (Open Account).

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Nhận Báo Giá Ngay

0708888979
Facebook Chat Zalo Maps